Nam bộ đón mưa chuyển mùa
Theo báo cáo thị trường 2024 của CBRE, trong năm qua, Hà Nội đón nhận hơn 6.300 sản phẩm nhà phố, biệt thự, tăng gấp đôi so với 2023. Trái ngược với đà tăng trưởng của Hà Nội, nguồn cung thấp tầng năm 2024 của TP.HCM chỉ hơn 230 căn, tăng gấp 8 lần so với 2023 nhưng chỉ bằng 10-20% trong giai đoạn 2016-2022. Giá bán tiếp tục neo cao ở cả hai thị trường trọng điểm. Tại Hà Nội, giá sơ cấp biệt thự, nhà phố đạt khoảng 220 triệu/m2, tăng 20% so với 2023. Tại TP.HCM, giá sơ cấp sản phẩm thấp tầng đạt trung bình 310 triệu/m2, tăng 13% theo năm. Chuyên gia từ batdongsan.com.vn nhận định, nếu năm 2024, phân khúc chung cư được mệnh danh là "ngôi sao" thì 2025, vị trí này sẽ thuộc về phân khúc thấp tầng. Cụ thể, từ quý I đến quý IV/2024, đây là thời điểm đảo chiều trong tâm lý nhà đầu tư, động thái thăm dò dần xuất hiện trở lại, sự ưu tiên xoay quanh phân khúc ở thực, pháp lý bảo đảm. Do đó, phân khúc chung cư được quan tâm. Bước sang quý IV/2024 đến quý II/2025, thị trường vào giai đoạn củng cố, nhà đầu tư yên tâm với triển vọng phát triển của ngành địa ốc. Nhu cầu sẽ dịch chuyển về các phân khúc có tiềm năng tăng trưởng bền vững như biệt thự, nhà phố, đất nền. Một trong những động thái nổi bật của nhà đầu tư ngay từ giai đoạn đầu của chu kỳ mới đó chính là chuyển hướng dòng tiền sang những khu vực đang phát triển, hạ tầng không ngừng hoàn thiện, thay vì tập trung vào khu vực trung tâm như những chu kỳ trước. Đây được xem là xu hướng tất yếu khi quỹ đất nội đô đã dần trở nên cạn kiệt, giá nhà neo cao, thậm chí vượt xa giá trị thực. Trong bối cảnh đó, các khu đô thị vệ tinh quy mô lớn, quy hoạch hoàn chỉnh, hạ tầng kết nối thuận lợi… đang tạo nên làn sóng mới. Đơn cử tại khu vực phía Nam, từ năm 2021 đến nay, Long An, Bình Dương, Đồng Nai đang dần tăng cao cả về nguồn cung và lượng giao dịch nhà liền thổ. Đáng chú ý, cùng với những chuyển động tích cực của các công trình giao thông kết nối toàn bộ vùng Đông và Tây Nam Bộ, thúc đẩy kinh tế - xã hội, bất động sản vệ tinh hưởng lợi lớn. TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam ước tính, giá trị bất động sản tại các khu đô thị vệ tinh sẽ tăng trung bình khoảng 10%/năm.Dấu ấn nổi bật trong bản đồ bất động sản vệ tinh phía Nam phải kể đến khu đô thị tích hợp Waterpoint, do Nam Long và Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản) phát triển. Khu đô thị có quy mô lên đến 355ha, tọa lạc ngay điểm giao đầu tiên giữa Long An và TP.HCM, cách trung tâm Quận 1 chỉ hơn 30 phút di chuyển. Dự án được bao bọc bởi 5,8km đường sông Vàm Cỏ Đông, mang đến những giá trị hiếm có về tầm nhìn và cảnh quan, môi trường sống khi quỹ đất ven sông đang ngày càng đắt đỏ.Yếu tố tiếp theo tạo giá trị khác biệt cho Waterpoint là hệ sinh thái tiện ích đa dạng, "tất cả trong một" giao hòa cùng thiên nhiên sinh thái, đáp ứng trọn nhu cầu sống - học tập - làm việc - mua sắm - giải trí. Hàng loạt tiện ích đẳng cấp như tổ hợp thể dục thể thao và sự kiện rộng 3ha, đường đạp xe, đường chạy bộ, trường song ngữ quốc tế, siêu thị thực phẩm, phòng khám đa khoa, làng văn hóa Việt - Nhật... đã đi vào vận hành, gia tăng giá trị trải nghiệm và giá trị bất động sản bên trong khu đô thị.Thời gian qua, Waterpoint cũng dần trở thành điểm đến hút khách của các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí. Mới đây nhất, chương trình Xúc tiến thương mại Xuân 2025 quy tụ hơn 200 doanh nghiệp Long An và các tỉnh, thành phía Nam nhằm kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh cũng đã diễn ra tại Waterpoint. Đây là minh chứng cho sức sống của một đại đô thị được quy hoạch, phát triển bài bản, góp phần đáng kể trong việc thay đổi diện mạo, tầm vóc khu vực, đáp ứng tốt nhu cầu an cư với chất lượng sống cao, thu hút cư dân về ở và tạo giá trị gia tăng bền vững. Động lực quan trọng tạo đà tăng trưởng cho các dự án đô thị vệ tinh phía Nam nói chung và Waterpoint nói riêng còn đến từ hệ thống giao thông liên vùng đang được xúc tiến triển khai. Tuyến Vành đai 3 dự kiến thông xe từng đoạn trong năm 2025 và hoàn thành toàn bộ vào năm 2026; cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận dự kiến mở rộng từ 6-8 làn xe trong quý II/2025; cao tốc Bến Lức - Long Thành đoạn đầu tuyến qua Long An và cuối tuyến ở Đồng Nai sẽ thông xe trước Tết Nguyên đán 2025… giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển, kết nối linh hoạt đô thị vệ tinh với đô thị hạt nhân, đón đầu làn sóng di cư từ khu vực nội đô ra vùng phụ cận.Với giới đầu tư thông thái luôn nhìn thấy cơ hội trong tương lai, sản phẩm biệt thự, nhà phố nằm trong hệ sinh thái dịch vụ, tiện ích không ngừng hoàn thiện không chỉ mang đến môi trường sống cao cấp, chất lượng mà còn sở hữu kênh tích sản tiềm năng. Đó cũng là lý do tạo sức hấp dẫn đặc biệt cho các sản phẩm dinh thự, biệt thự ven sông, ven kênh đắt giá nhất Waterpoint thuộc compound phong cách Nhật The Aqua nằm bên Vịnh cảng nước ngọt 8,6ha và compound Park Village - "ngôi làng châu Âu" giữa phân khu Central Park.Tìm kiếm đồng minh xa
Vì Nam bộ đang trong mùa khô nên triều cường còn gắn liền với hiện tượng xâm nhập mặn. Trên sông Sài Gòn, ranh mặn 4‰ xâm nhập sâu khoảng 70 - 75km. Cấp độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn trên các sông khu vực TP.HCM ở cấp độ 3, ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
Cà Mau: Sạt lở đất, tuyến lộ giao thông nông thôn ở Năm Căn hư hại nặng
Theo đó, 11 dự án thủy điện nói trên gồm: Thượng Đăk Psi 1 ở H.Tu Mơ Rông; Tân Lập, Đăk Toa và Đăk Pô Nê 4 ở H.Kon Rẫy; Nước Trê ở H.Kon Plông; Sa Thầy 1, Sa Thầy 2 và Sa Thầy 3 ở H.Ia H'Drai; Đăk Glei, Đăk Ruồi 2 và Đăk Ruồi 3 ở H.Đăk Glei.11 dự án thủy điện này có công suất từ 3 MW đến 17 MW, tổng kinh phí đầu tư dự kiến khoảng 3.537 tỉ đồng.UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, kêu gọi, thu hút đầu tư vào địa bàn có hiệu quả. Ngoài ra, Sở Tài chính phối hợp với Sở Công thương và các đơn vị liên quan xây dựng phụ biểu mô tả dự án thu hút đầu tư để phục vụ công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư.Tính đến năm 2024, trên địa bàn tỉnh Kon Tum có khoảng 82 dự án thủy điện nhỏ và vừa, trong đó 29 thủy điện đã đi vào hoạt động. Trước đó, năm 2022, Thanh tra Chính phủ đã xác định việc tỉnh Kon Tum phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển thủy điện nhỏ và vừa còn chưa quan tâm đúng mức đến việc ảnh hưởng tới môi trường, đất rừng. Địa phương này đã quy hoạch 81 công trình thủy điện, chiếm hơn 1.158 ha đất rừng. Trong đó, diện tích rừng sản xuất là trên 951 ha, rừng phòng hộ 43 ha, rừng đặc dụng 163 ha.Mặc dù năm 2019, UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản tạm dừng chủ trương khảo sát, đánh giá tiềm năng và lập hồ sơ bổ sung các công trình thủy điện vừa và nhỏ vào quy hoạch, nhưng chỉ đạo này thực hiện chưa triệt để. Sau thời điểm ban hành văn bản, vẫn có 26 thủy điện được bổ sung quy hoạch trong năm 2020.Qua đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Kon Tum cần rà soát, điều chỉnh, loại bỏ bớt các dự án thủy điện quy mô nhỏ và vừa, tránh nguy cơ xảy ra lũ lụt do thủy điện chiếm đất rừng, làm ảnh hưởng đến môi trường và mất tài nguyên rừng.
Trong buổi trò chuyện với MC Nguyên Khang, Lê Phương trải lòng về tình yêu của mình dành cho sân khấu cũng như mối lương duyên với chồng kém 7 tuổi. Lê Phương thừa nhận tuy được khán giả yêu mến ở lĩnh vực phim truyền hình nhưng cô vẫn muốn dành sự trân quý cho sân khấu. Chia sẻ về hành trình chinh phục sân khấu, Lê Phương cho biết cô bắt đầu tại sân khấu 5B Võ Văn Tần, sau đó chuyển qua Thế Giới Trẻ. Thời gian này, cô tạm ngưng hoạt động nghệ thuật để sinh bé Cà Pháo. Khi trở lại sân khấu Thế Giới Trẻ, cô lại tiếp tục gián đoạn để sinh bé Pháo Bông. Sau đó, cô có cơ hội hợp tác với sân khấu IDECAF qua vở Tiên Nga và hiện tại đang làm việc tại sân khấu Thiên Đăng."Nếu đi diễn sân khấu để làm giàu, sống thoải mái với nghề thì không. Ví dụ, trong vở Cô giáo Duyên, tiền đầu tư cho phục trang so với tiền lương thì đã vượt rất nhiều rồi. Tuy nhiên, tôi sung sướng với điều này, tôi rất thích đi mua đồ cho nhân vật của mình nên diễn sân khấu là vì đam mê. Tôi còn thích đến sân khấu thật sớm, vở Cô giáo Duyên diễn ra lúc 18 giờ nhưng 13 giờ, 14 giờ là tôi lên sân khấu rồi. Tôi thích cảm giác mình từ từ đi vào nhân vật, trang điểm, làm tóc rồi đi ra sân khấu", cô chia sẻ. Không chỉ thành công trên con đường nghệ thuật, Lê Phương còn có gia đình êm ấm bên ca sĩ Trung Kiên. Cả hai gặp nhau trong chuyến đi công tác ở đảo Trường Sa và nên duyên sau thời gian tìm hiểu. Nữ chính Gạo nếp gạo tẻ chia sẻ khi cô bị say sóng, Trung Kiên đã mang cho cô một ly mì tôm. Điều này khiến cô có ấn tượng về một chàng trai nhỏ hơn mình 7 tuổi. Nhận xét về Trung Kiên, Lê Phương bộc bạch: "Anh ấy rất đàn ông, nhìn trẻ nhưng lại rất già, già trong suy nghĩ so với độ tuổi. Bây giờ đi ra đường mọi người vẫn nói tôi gần bằng tuổi chồng dù tôi hơn anh ấy 7 tuổi". Bên cạnh đó, nữ diễn viên gốc Trà Vinh còn cho biết thời điểm đó Trung Kiên đã biết cô lớn tuổi hơn nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi vì cô có đầy đủ những thứ mà anh tìm kiếm ở một người phụ nữ. Sau 8 năm kết hôn, Lê Phương và Trung Kiên đều có sự thay đổi trong tính cách, biết lắng nghe nhau nhiều hơn. "Điều quan trọng là có chuyện gì vợ chồng tôi nói với nhau liền, thậm chí có những lúc cãi nhau rất lớn đến mức không ai can thiệp được. Đôi khi, chúng tôi còn nghĩ đến chuyện chia tay nhưng sau đó thì thôi. Ông xã thường nhắn tin xin lỗi vợ trước nhưng lâu lâu tôi cũng có chủ động làm điều này. Khi ở cạnh một người biết nghĩ cho mình, tôi cảm thấy an toàn hơn", mỹ nhân 8X tâm sự. Trong gia đình, Trung Kiên là người nghiêm khắc hơn Lê Phương đối với việc dạy con. Tuy vậy, cả Cà Pháo và bé Bông vẫn quấn quít, quý mến Trung Kiên. Nữ chính Tình như tia nắng thừa nhận: "Đối với con cái, anh ấy có cách dạy khác với tôi. Nhiều khi tôi thương con quá nên tôi không dạy được. Tôi chỉ nghe con nói chứ không nghe những thứ khách quan. Nhưng anh Kiên thì khác, anh ấy sẽ nhìn ra được con đang nói những việc có lợi cho bản thân, không đúng thực tế. Vì vậy, trong việc dạy con tôi thấy chồng tỉnh táo và đúng đắn hơn. Mặc dù ông xã rất nghiêm khắc, rất hung dữ nhưng hai đứa con đều theo anh ấy. Hiện giờ có những chuyện Cà Pháo không chịu chia sẻ với tôi, bé muốn nói với ba chứ không nói với mẹ. Tôi thấy con mình đã lớn và có niềm tin ở anh Kiên". Nhiều người từng tiếc nuối cho sự nghiệp của Lê Phương khi cô tạm dừng hoạt động sau thành công của Gạo nếp gạo tẻ, nhưng cô khẳng định đó là lựa chọn của mình. Sự ra đời của bé Bông không chỉ mang lại niềm hạnh phúc mà còn giúp cô kết nối với gia đình chồng nhiều hơn. Kết thúc buổi trò chuyện, Lê Phương khẳng định cô hài lòng với cuộc sống hiện tại vì có một gia đình trọn vẹn và sự nghiệp ổn định.
Bất an khi qua ngã tư không đèn tín hiệu
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".